SEO Entity là tất cả những công việc liên quan đến SEO nhằm chứng minh rằng Website của mình đang đại diện cho một thực thể, một doanh nghiệp có thật ở ngoài đời và mang lại giá trị thực cho người dùng tìm kiếm trên Google.
Nếu như các bạn chưa biết thì Google có xu hướng ưu tiên cho các doanh nghiệp có thật ở ngoài đời, vì Google luôn muốn mang lại giá trị tốt nhất cho người sử dụng nó. Lấy ví dụ cho dễ hiểu: khi bạn tìm kiếm từ khoá “Apple”, kết quả trả về không phải là trái táo mà là công ty công nghệ hàng đầu thế giới mang tên Apple kèm logo.
Vậy cái câu “Ui giời, làm Entity là tạo mấy trăm cái social là xong” là hoàn toàn sai nhé, việc tạo dựng Social là để mô phỏng lại hình thức hoạt động của các doanh nghiệp lớn đã được Google công nhận (thường các doanh nghiệp lớn sẽ hoạt động trên nhiều nền tảng social để cung cấp thông tin cho khách hàng), còn như câu nói trên thì chả khác gì việc tạo social là để lấy backlink – hết. Còn rất rất nhiều cách khác giúp bạn chứng minh rằng doanh nghiệp mình có thật ngoài đời mà bên dưới Đạt sẽ liệt kê.
Theo tài liệu nước ngoài thì hệ thống Entity được xây dựng dựa vào 3 phần chính
Sematic Web: Ra đời để hiểu rõ kết quả nào là tốt nhất cho người dùng. Ví dụ tìm kiếm keyword “cách chăm em gái bị ốm” tại sao không phải là các bước chăm em gái mà lại ra toàn clip XXX =)))
MetaWeb: Google mua lại MetaWeb vào 2010 để làm nền tảng cho Google Knowledge Graph (sơ đồ tri thức) và Google Hummingbird.
Google Knowledge Graph: Sở đồ tri thức của Google ra đời để nâng cao kết quả tìm kiếm, Google có thể trả lời chính xác về một thực thể, sự vật sự việc thông qua việc kết nối thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin chính để Google lấy thông tin và thể hiện ở Knowledge Panel là: Wikipedia, Freebase, Wikidata và các social lớn như: Facebook, Twitter, Google + ( trước đây), Instagram, Spotify, Youtube, Linkedin và đây cũng là các Social chính mà một bộ Social cho Entity cần phải có.
THUẬT NGỮ ENTITY CÓ TỪ KHI NÀO?
Theo như tài liệu mình tìm hiểu thì thuật ngữ Entity có từ 2013 ( bạn có thể truy cập vào công cụ Waybackmachine để tìm trang Freebase.com những năm 2013), từ những năm 2013 ở Footer của Freebase đã có khái niệm về Entity. Đa phần anh em làm SEO Việt Nam biết đến Entity vào 2017 từ GTV SEO.
LỢI ÍCH CỦA ENTITY TRONG SEO?
1. ENTITY GIÚP WEBSITE TĂNG TRUST
Bạn có thể dễ dàng tăng trust (độ tin cậy) cho Website cho website mới nhờ vào việc tạo dựng Entity, việc tạo Entity không mất quá nhiều thời gian ( thông thường đối với người mới khoảng 7 ngày). So sánh kết quả giữa website mới không tạo Entity và website có tạo thì thường Website có tạo sẽ vào được trang 3 4 của Google sau khi public bài viết.
2. ENTITY GIÚP BẠN RÚT NGẮN THỜI GIAN LÀM SEO
Entity giúp bạn dễ dàng thoát khỏi Sandbox (nếu chưa biết thuật toán Sandbox là gì thì đọc ngay nhé!).
Nói sơ qua thì Sandbox là thuật toán kiềm hãm thứ hạng website, thường là 1 – 2 tháng trước khi cho phép bạn ranking thứ hạng cao trên bảng xếp hạng Google (khoảng trang 3 đổ lại). Vậy việc tạo dựng Entity là cực kì cần thiết cho website mới và giúp bạn rút ngắn từ 1 – 2 tháng làm SEO.
3. GIÚP WEBSITE BẠN TĂNG TRƯỞNG TỔNG THỂ
Thật vậy, với “kinh nguyệt” hơn 5 năm chinh chiến trên Google của mình thì Entity giúp Website tăng trưởng tổng thể rất tốt. Các dự án SEO tổng thể tại Digimax sau khi làm Entity dấu hiệu số lượng keyword vào top 100 tăng cực mạnh, các website không được tạo dựng Entity tốt sẽ “ì ạch” hơn.
Google lọc Entity và kết nối chúng như thế nào?
Google dựa vào 4 yếu tố chính sau:
1. MREID của Google Knowledge
Vậy chuỗi kí tự /m/0k8z này đã được Google mã hoá và hiểu nó như Công ty Apple kèm với toàn bộ thông tin liên quan đến Apple như trụ sở, ngành nghề, ngày thành lập, Founder – CEO công ty,…
Tương tự khi bạn tìm trên Google Trend đoạn mã trên cũng xuất hiện thay cho từ khoá Apple khi bạn tìm kiếm.
MREID (Machine Readable Entity ID): đây là một chuỗi kí tự được Google mã hoá. Google hiểu nó như một sự vật, sự việc và tất cả mối liên kết đến sự vật, sự việc đó. Chuỗi mã hoá này thường có dạng: /m/012rkqx .Có khoảng 250Gb thực thể được Google lưu tại: https://developers.google.com/freebase
Ví dụ: Có một trang Website tương tự như Freebase trước đây, chứa data của Freebase và cho phép bạn tìm kiếm các sự vật, sự việc dưới dạng MREID là https://cofactor.io
Như vậy nếu nói tạo dựng Entity để Google hiểu Website mình là đại diện cho một thực thể thì việc được Google tạo một sơ đồ tri thức là cấp cao nhất chứng minh việc Google đã hiểu quá rõ về doanh nghiệp của mình. Theo Đạt tìm hiểu thì có một số cách giúp Google dễ dàng lấy dữ liệu và tạo MREID cũng như Google Knowledge Panel cho doanh nghiệp, cá nhân có tầm ảnh hưởng.
2. Kho dữ liệu khổng lồ của Google: Google có kho chứa dữ liệu khổng lồ (Google Corpus) hay từ Google Index để giúp gia tăng dữ liệu.
3. Kho kiến thức: thường là lấy từ Wikipedia, Freebase (được Google mua lại).
4. Các thuộc tính: Google thông qua các thuộc tính để xác định mối quan của giữa các thực thể, sự vật, sự việc, hiện tượng,…
Ví dụ: từ các dữ liệu thuộc tính cúc áo, màu sắc, size áo, chất liệu vải, kiểu dáng mà Google hiểu đó là loại áo thun hay áo dài.
ENTITY CONTENT LÀ GÌ?
Thật ra thuật ngữ Entity Content này nói đúng phải là Entity trong Sematic Content. Nó đơn giản là việc bạn tìm các cụm từ có liên quan đến chủ đề bài viết để thêm vào, giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề cả bài. Đây là phương pháp được nhiều bên áp dụng, còn mình thì không.
Công cụ Textrazor thường được sử dụng để tìm keyword liên quan để làm rõ chủ đề
Lý giải cho việc mình không thực hiện việc tối ưu Sematic content là vì Google đã quá thông minh để hiểu rõ bạn đang viết về chủ đề gì qua các thuật toán như BERT, SMITH gần đây được ra mắt. Giống như việc trước đây mọi người làm SEO còn để ý nhiều đến việc nhồi nhét keyword vào bài, tăng lượng Keyword Desity (mật độ từ khoá) lên cao để nhằm thao túng thứ hạng thì bây giờ không còn cần thiết, việc của bạn là cung cấp content có giá trị, đúng với mục đích tìm kiếm của người dùng trên Google, như vậy là quá đủ rồi!
8 CÁCH ENTITY BUILDING THÔNG DỤNG:
1. TẠO DỰNG THƯƠNG HIỆU TRÊN NHIỀU NÊN TẢNG SOCIAL LỚN
Những doanh nghiệp lớn thường có nhiều tài khoản mạng xã hội lớn khác nhau, việc tạo dựng Social là một hình thức mô phỏng lại hoạt động của các doanh nghiệp có thật, giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng và Google.
Việc tạo dựng Social cần phải đảm bảo các tiêu chí sau, để dễ nhớ thì gọi là tiêu chí NAPU:
Name: Tên thương hiệu phải đồng nhất, các doanh nghiệp lớn thường đồng nhất tên thương hiệu trên nhiều kênh social.
Phone: Chọn ra số điện thoại chính, public trên các kênh social để đồng nhất.
Address: Địa chỉ của doanh nghiệp cũng phải được đồng bộ thông tin.
URL: Domain hay website của doanh nghiệp.
Xây dựng bộ Social quan trọng cho Entity
Ngoài ra thì bạn cũng cần bộ nhận diện bao gồm:
Logo và bộ nhận diện thương hiệu ( Brand Identity )
Tạo địa chỉ doanh nghiệp trên các trang vàng, trang tuyển dụng cũng là một cách cho thấy doanh nghiệp mình thật sự hoạt động.
Tạo xong nhớ hoạt động thường xuyên, nhất là những social Đạt liệt kê là được Google lấy thông tin để đưa vào Google Knowledge Panel ấy, chứ thường mọi người thường tạo xong để đấy thì chả khác gì việc tạo để lấy link cả nhé, như thế chưa gọi là tạo dựng Entity cho SEO đâu!!!
2. TẠO DỰNG NỘI DUNG THEO TỪNG CỤM CHỦ ĐỀ
Việc tạo dựng nội dung theo cụm chủ đề cực kì quan trọng, giả sử bạn làm website về ô tô – có hàng nghìn loại ô tô lớn nhỏ khác nhau mỗi loại viết một bài thì sẽ rất khó ranking, thay vì vậy bạn nên viết theo từng cụm chủ đề.
Ví dụ: Nếu website viết về cách loại bệnh, Đạt sẽ phủ content từng loại bệnh một ở các bài viết liên quan như: nguyên nhân, triệu chứng, cách nhận biết, tác hại, cách phòng chống, cách chữa, bài tập tại nhà, phương thuốc,… phủ hết chủ đề bệnh này mới đến bệnh khác.
Việc tạo dựng content theo cụm chủ đề như vậy sẽ tạo được độ sâu cho content, giống như việc Google lấy các thuộc tính cúc áo, size, màu sắc, chất liệu vải để xác định loại quần, áo như ở trên Đạt có ví dụ vậy.
3. TẠO SCHEMA
Đây là dữ liệu có cấu trúc giúp Google hiểu hơn về Website, nên tìm hiểu và tạo một bộ Schema chuẩn cho web của bạn ngay hôm nay.
4. GOOGLE MY BUSINESS
Google My Business hay còn gọi là Google Maps, rất lợi hại cho việc làm SEO. Một doanh nghiệp thật ở ngoài đời thì chắc chắn phải có văn phòng công ty, cửa hàng đúng không? Việc tạo Google My Business giống như việc bạn khai báo cho Google rằng địa chỉ văn phòng, cửa hàng của mình ở đâu vậy!
Ngoài ra, việc người dùng đánh giá trên Google Maps, bấm vào chỉ đường hay tìm kiếm trên Google Maps cũng là một dấu hiệu tích cực chứng tỏ bạn là một doanh nghiệp thật. Đạt cũng đã test với việc cho khách hàng click vào link chỉ đường để đến cửa hàng, ảnh hưởng khá tích cực đến thứ hàng từ khoá tổng thể.
5. SỬ DỤNG GOOGLE STACKING
Đây là phương pháp sử dụng tài nguyên của Google như: Google Docs, Google Calendar, Google Sheet, Google Image… nhằm giúp Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
Vì trước đây Google ưu tiên Crawl dữ liệu từ chính những sản phẩm của Google nên phương pháp này khá hiệu quả, đến giữa năm 2019 thì phương pháp này gần như không còn giá trị.
Sở dĩ Đạt liệt kê ở đây vì đây từng là một phương pháp Entity Building khá hiệu quả đến giữa 2019 gì gần như không còn hiệu quả nữa, có thời gian Đạt sẽ viết bài tạo dựng Google Stacking chuẩn nếu mọi người yêu cầu nhé!
6. KHAI BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG, LÀM RÕ CÁC TRANG CHÍNH SÁCH, ĐIỀU KHOẢN
Thường thì một doanh nghiệp thật sẽ rất chú trọng vào các trang chính sách, điều khoản hay khai báo bộ công thương cho website nên đây cũng là một cách giúp bạn xây dựng Entity đấy nhé.
7. CÓ BÀI VIẾT PR TRÊN CÁC TRANG BÁO UY TÍN
Thông thường các trang báo lớn sẽ có độ uy tín cực cao, do đó các bài viết trên trang báo cũng vậy. Nếu có ngân sách hãy cố gắng đi bài trang báo lớn bạn sẽ thấy “làm SEO chưa bao giờ dễ dàng đến thế”.
Lưu ý: Các trang báo ở đây phải là các trang báo điện tử lớn mà ai cũng biết như: Vnexpress, dantri, vietnamnet, 24h, Zingnews, Cafef, Sai Gon Giai Phong,… chứ không phải các trang traffic thấp được mấy ông bán backlink rêu rao trên các Group là báo nhé.
8. TĂNG LƯỢNG MENTION BRAND, VOLUME BRAND
Thương hiệu được nhắc đến một cách tích cực ở nhiều nơi khác nhau ảnh hưởng rất tốt cho SEO. Bản thân mình cũng đã test phương pháp này rất nhiều lần, Google có thể thống kê số lần được nhắc đến của Brand nên nếu được bạn cứ chia sẻ thông tin của doanh nghiệp rộng rãi trên môi trường internet nhé.
Bên trên là góc nhìn của Đạt về Entity là gì và cách tạo dựng Entity của Seosona, có thể sẽ thiếu một vài chỗ nhưng tổng quan là đã đủ để anh em làm SEO có cái nhìn khác đi một chút so với câu “Úi giời, tạo Entity là tạo social đấy chú” nhé. Mọi người có thắc mắc gì về Entity cùng comment bên dưới để trao đổi nhé!