Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển không ngừng, thuật ngữ website đã không còn xa lạ với nhiều người. Website giúp cung cấp thông tin, tiện ích, sản phẩm, dịch vụ cho tất cả những ai cần. Xây dựng website đã trở thành tất yếu với nhiều doanh nghiệp nhất là khi doanh nghiệp đó có định hướng hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu website là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Tại đây, hãy cùng Web89 Việt Nam tìm hiểu Website là gì? Vì sao cần phải xây dựng website cho doanh nghiệp?
Website là gì?
Website (còn gọi là trang web hoặc trang mạng) là tập hợp các thông tin, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh,.. của tổ chức, cá nhân thường chỉ nằm trên một tên miền domain name hoặc tên miền phụ subdomain trên World Wide Web của Internet. Website được lưu trữ trên hệ thống máy chủ, bạn có thể truy cập thông qua Internet bằng cách dùng giao thức HTTP hoặc HTTPS.
Tất cả các trang web có thể truy cập công khai sẽ tạo thành World Wide Web. Ngoài ra, cũng có những website riêng tư chỉ có thể được truy cập bằng mạng riêng (Intranet), ví dụ như trang web nội bộ của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
Cấu tạo và hoạt động của website
Cùng với việc hiểu khái niệm Website là gì, ta cũng cần biết về cấu tạo và hoạt động của website như thế nào?
Thành phần cấu tạo của website
Website được cấu tạo gồm các phần chính sau:
- Web Hosting (Lưu trữ web): Đây là nơi lưu trữ mã nguồn và nội dung website được xác định bởi địa chỉ IP. Web server (riêng) thường dành cho những website lớn trong khi các website vừa và nhỏ thường chỉ sử dụng một phần tài nguyên của web server như shared hosting hoặc máy chủ ảo VPS.
- Tên miền (Domain): Địa chỉ IP là một dãy số phức tạp và khó ghi nhớ nên người ta thường gán địa chỉ IP thành một chuỗi ký tự dễ nhớ hơn chính là tên miền. Vì vậy, có thể hiểu tên miền là tên thay thế cho địa chỉ IP của máy chủ web.
- Mã nguồn website: Là phần khung xương giúp tạo lập và quản lý các nội dung của website được viết bởi các lập trình viên. Mã nguồn thường được viết bằng các ngôn ngữ như: HTML, CSS, JavaScript, PHP,…
Hoạt động của website
- Người dùng nhập vào trình duyệt địa chỉ có dạng: https://…. Ví dụ như https://web89.vn hoặc web89.vn
- Trình duyệt tiến hành gửi yêu cầu đến máy chủ DNS.
- DNS trả kết quả phân tích tên miền trong đường dẫn đã gửi.
- Sau khi nhận được địa chỉ IP (nơi lấy dữ liệu), trình duyệt sẽ tìm đến địa chỉ IP đã nhận (máy chủ chứa nội dung website).
- Máy chủ web nhận được yêu cầu truy xuất nội dung website và gửi tập hợp các file HTML, CSS cùng các tập tin đa phương tiện khác như hình ảnh, hình ảnh (nếu có) cho trình duyệt
- Cuối cùng, trình duyệt dịch các file máy chủ gửi thành website xuất hiện trên màn hình.
Phân loại website
Theo cấu trúc hoạt động của website
- Website tĩnh: Sử dụng ngôn ngữ HTML, CSS và JavaScript là chủ yếu. Loại website này rất ít được sử dụng vì không có tương tác của người dùng và hiếm khi được chỉnh sửa sau khi đã đăng tải nội dung. Nếu không có kiến thức về HTML thì không thể thay đổi nội dung trên trang web.
- Website động: Bên cạnh các ngôn ngữ như website tĩnh, còn sử dụng thêm 1 ngôn ngữ lập trình server như ASP.NET hay PHP… và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL. Nhờ tương tác với người dùng, loại website thường xuyên cập nhật và dễ dàng thay đổi nội dung.
Theo mục đích sử dụng
Xét theo mục đích chính của website, trang web được phân loại như sau
- Website doanh nghiệp: Cung cấp thông tin về doanh nghiệp như lịch sử hình thành phát triển, thành tựu, sản phẩm, dịch vụ, địa chỉ, thông tin liên lạc …
- Website cá nhân: Thường cập nhật thông tin và thành tựu giúp một người xây dựng thương hiệu cá nhân của mình theo cách chuyên nghiệp.
- Website bán hàng: Đưa ra thông tin chi tiết, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng. Tại đây, người bán và người mua có thể tương tác trực tiếp với nhau.
Theo lĩnh vực hoạt động cụ thể
Cách phân loại này phổ biến hơn đối với nhiều người. Một số tổ chức, cá nhân chưa biết nhiều thông tin về lĩnh vực làm Web thường tìm hiểu về website liên quan lĩnh vực của mình, có giao diện và tính năng như thế nào. Các doanh nghiệp thiết kế web cũng sẽ căn cứ vào đây để tạo ra các mẫu giao diện website phù hợp với mong muốn, yêu cầu của khách hàng.
Các loại website có thể kể đến là website tin tức, website bất động sản, website du lịch, website logistics, website ẩm thực, website giáo dục,…
Tại sao cần xây dựng website cho doanh nghiệp?
Website là bộ mặt của doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ số, Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Nhờ đó, khách hàng hiểu về doanh nghiệp, về thành tựu, về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Một giao diện website bắt mắt, ấn tượng sẽ thu hút và tạo dấu ấn của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Website cung cấp cho khách hàng thông tin sản phẩm, dịch vụ
Trang web giúp cung cấp đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp có thể dễ dàng cập nhật, thay đổi những thông tin như nguồn gốc, giá bán, chương trình khuyến mại,… của sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đó, khách hàng sẽ biết được chính xác, nhanh chóng toàn bộ thông tin doanh nghiệp đăng tải
Website giúp thu hút khách hàng cho doanh nghiệp
Quảng cáo online đang ngày càng trở nên phổ biến và đạt được hiệu quả cao. Bằng cách kết hợp website với các phương pháp marketing online như SEO, Google Ads, Facebook Ads,… doanh nghiệp thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng. Khách hàng truy cập vào website càng nhiều, khả năng họ mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp càng lớn.
Website hoạt động không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
Khách hàng có thể truy cập website, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ mọi lúc mọi nơi. Nhờ đó, doanh nghiệp mở rộng phạm vi tương tác, tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.
Làm thế nào để xây dựng website cho doanh nghiệp?
Tùy từng hình thức, nhu cầu của một website sẽ có những bước tạo lập khác nhau. Dưới đây là quy trình chuẩn để xây dựng website hoàn chỉnh:
- Bước 1: Lựa chọn tên miền, hosting phù hợp cho trang web của doanh nghiệp.
- Bước 2: Lên bản thiết kế website demo.
- Bước 3: Các front-end developer sẽ tiến hành cắt HTML từ bản thiết kế. Sau đó tùy chỉnh website theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cùng với đó, các back-end developer sẽ làm việc với các dữ liệu để vận hành website một cách hiệu quả.
- Bước 4: Sau khi hoàn thành demo của website, tester tiến hành dò lỗi (bug), tiếp theo developer sẽ fix lại cho phù hợp.
- Bước 5: Sau khi fix được tất cả các lỗi, Website sẽ được tiến hành launch trên server và bắt đầu đi vào phục vụ người dùng.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về Website là gì? Vì sao cần xây dựng website cho doanh nghiệp? Hy vọng những thông tin mà Web89.vn cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn có thêm những thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Web89.vn xin chân thành cảm ơn.